Vệ sinh công nghiệp sau xây dựng là công việc quan trọng và không thể thiếu sau khi những công trình, tòa nhà đã được xây dựng để có thể đi vào sử dụng. Đây chính là giai đoạn cuối cùng trước khi trao công trình đến tay chủ đầu tư, chủ tòa nhà. Vậy vì sao phải vệ sinh sau xây dựng? Và quy trình của nó ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng congtyvesinh24h qua bài viết dưới đây nhé

Quy trình vệ sinh công nghiệp sau xây dựng đúng chuẩn

Vệ sinh sau xây dựng là gì?

Khi nghe đến cái tên “Vệ sinh công nghiệp sau xây dựng” , thì có lẽcác bạn cũng đã hình dung được phần nào công việc này. Đây là những công việc thu lau dọn những vết bẩn còn sót trong quá trình thi công, hay việc loại bỏ những rác thải có trên bề mặt của tòa nhà như tường, mặt sàn, kính,… Thậm chí là những dải băng dính dán bảo vệ trong khi thi công còn sót lại thì cũng cần phải làm sạch sẽ.

Quy trình vệ sinh sau xây dựng đúng chuẩn

Thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh công nghiệp sau xây dựng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Hãy cùng tìm hiểu từng bước cụ thể dưới đây nhé.

1. Vệ sinh công nghiệp phần thô

Công đoạn đầu tiên của vệ sinh công nghiệp sau xây dưng chính là thu gom, dọn dẹp rác nổi. Đây chính là công việc thu gom rác thải công trình xây dựng còn sót lại trong cả quá trình thi công của những nhân viên xây dựng Những vật liệu còn sót lại cần được quét, gom gọn cho vào thùng, bao và mang tập kết đúng nơi quy định của công trình.

2. Vệ sinh công nghiệp phần tinh

Đây là giai đoạn chính trong quy trình vệ sinh công nghiệp sau xây dựng, nó quyết định đến sự hoàn thiện của công trình. Công việc này được chia thành 4 công đoạn như sau:

  • Tẩy điểm

Mục đích của công việc này là để loại bỏ các loại vết bẩn lỳ lợm còn sót trong quá trình xây dựng của công trình như sơn, keo dính, xi măng, thậm chí cả vết rỉ sét. Các vết bẩn này có thể bị dính trên nhiều loại bề mặt khác nhau. Chính vì vậy, mà nhân viên vệ sinh sau xây dựng phải chú ý trong quá trình lựa chọn hóa chất tương thích với từng loại bề mặt cần làm sạch. Có điều cần lưu ý trong công đoạn này là khi sử dụng hóa chất tẩy rửa với bề mặt được làm bằng tự nhiên đặc biệt là gỗ thì nhân viên vệ sinh sau xây dựng phải thực hiện cẩn thận. Lý do là bề mặt gỗ rất dễ bị xước, bạc màu, trầy, thậm chí hư hại nghiêm trọng.

  • Làm sạch tổng quát

Sau khi đã hoàn thành xong bước vệ sinh tẩy điểm, làm sạch đồng bộ là công đoạn kế tiếp. Ở bước vệ sinh này nhân viên vệ sinh công nghiệp sẽ bắt đầu làm sạch đồng bộ trên diện tích lớn bằng việc sử dụng máy chà sàn cho bề mặt phẳng, rộng và là chất liệu gạch, đá hoặc dùng khăn lau ẩm/chổi đối với bề mặt gỗ. Khi đó toàn bộ bề mặt sẽ được sạch bóng một cách triệt để. Đây là một bước rất quan trọng trong vệ sinh công nghiệp sau xây dưng. Từ đây sẽ quyết định đến mức độ sạch sẽ của không gian.

  •  Loại bỏ nước và hóa chất còn dính lại

Trong quá trình lau sàn và chà sàn sẽ không thể tránh khỏi các vết nước hoặc hóa chất còn dính lại trên bề mặt sàn. Do đó, chúng ta buộc phải loại bỏ chúng thông qua việc sử dụng máy hút công nghiệp đa năng tại khu vực thoáng và rộng. Nếu khu vực quá nhỏ hẹp thì bạn có thể dùng khăn khô để thấm hóa chất hoặc nước còn sót lại.

  •  Kiểm tra và rà soát lại bề mặt trước khi bàn giao cho khách hàng

Là công việc cuối cùng trong dịch vụ vệ sinh công nghiệp sau xây dựng. Công tác kiểm tra, rà soát lại bề mặt đã vệ sinh rất quan trọng. Bởi vì sau khi đã vệ sinh hoàn tất, tổ vệ sinh cần đảm bảo bề mặt sạch bóng, không những bóc sạch các vết bẩn sau khi xây dựng mà còn phải loại bỏ cả những bụi bẩn li ti. Công tác kiểm tra này, với mục đích nhằm đảm bảo khắc phục những chỗ chưa được và nâng cao chất lượng dịch vụ vệ sinh công nghiệp sau xây dựng. Bàn giao bề mặt sạch tinh, theo đúng chuẩn cho không gian.
 
Quy trình vệ sinh công nghiệp sau xây dựng

5/5 - (1000 bình chọn)
By congtyvesinh24h -