Có rất nhiều người dùng thường thắc mắc vì sao không gắn luôn quạt tản nhiệt vào thùng CPU của máy mà phải thay vào đó là bôi lên một lớp dung dịch giữa 2 thiết bị trong quá trình vệ sinh laptop. Dung dịch mà mọi người đang quan tâm được gọi là keo tản nhiệt. Vậy hợp chất này có tác dụng gì? Cách tra keo tản nhiệt cho laptop như thế nào mới là đúng? … Và sẽ còn nhiêu thắc mắc hơn thế nữa sẽ được công ty vệ sinh 24h giải đáp chi tiết tại bài viết sau đây.
2 bước tra keo tản nhiệt mà nhiều người thường bỏ quên

Hướng dẫn lựa chọn keo tản nhiệt laptop
Việc lựa chọn keo tản nhiệt thực sự rất cần thiết trong quá trình tiến hành vệ sinh laptop tổng thể. Thành phần bên trong của mỗi loại keo có thể khác nhau và sẽ dẫn đến hiệu quả tản nhiệt cũng sẽ khác nhau. Hiện tại, keo tản nhiệt dùng cho laptop/PC được phân thành 3 loại chính: keo tản nhiệt có chứa thành phần kim loại, sứ và silicon.
Keo tản nhiệt chứa kim loại:
Theo nguyên lý, thì kim loại là chất dẫn nhiệt tốt nhất trong các loại vật chất được giới thiệu phía trên, cho nên hiệu quả của loại keo này được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng dẫn nhiệt, kim loại còn có khả năng dẫn cả điện. Nên nếu vô ý để keo tản nhiệt chứa kim loại rơi vào phần mạch điện tử bên dưới thì rất dễ xảy ra các nguy cơ chập, cháy.
Keo tản nhiệt chứa gốm:
Tuy là gốm có tính dẫn nhiệt kém hơn kim loại nhưng bù lại có ưu điểm là không dẫn điện nên về góc nhìn khác được đánh giá rất cao về tiêu chí an toàn cho người sử dụng. Đây cũng là loại keo tản nhiệt dùng phổ biến và được nhiều thợ vệ sinh laptop chuyên nghiệp lựa chọn như một dụng cụ không thể thiếu khi vệ sinh laptop.
Keo tản nhiệt chứa silicon:
Loại keo tản nhiệt có chứa silicon thường được bôi chung với bộ tản nhiệt của CPU ngay khi mua hoặc có trong các bộ tản nhiệt chất lượng kém. Khả năng tản nhiệt, khả năng dẫn điện và của loại keo này kém hơn nhiều so với 2 loại trên.Về yếu tố an toàn thì keo tản nhiệt có chứa silicon được đánh giá cao hơn so với keo chứ kim loại và thấp hơn so với keo chứ gốm.
Do đó, để đạt được hiệu quả tản nhiệt tốt nhất cho CPU, bạn nên sử dụng loại keo tản nhiệt gốm, bởi vì:
- Khả năng dẫn nhiệt chỉ thua keo có thành phần kim loại một chút
- An toàn, tránh được những rủi ro chập cháy linh kiện và an toàn cho người sử dụng.
Keo tản nhiệt là gì?
Keo tản nhiệt được hiểu là một hợp chất bao gồm keo và các thành phần khác có tính chất dẫn nhiệt tốt như kim loại, gốm, silicon… Đồng thời có khả năng làm mát các thiết bị bên trong trong quá trình sử dụng. Keo tản nhiệt thường được bôi sau một thời gian dài sử dụng máy hoặc khi tiến hành vệ sinh laptop. Vì thế, bạn nên vệ sinh laptop định kỳ để nâng cao hiệu suất làm việc của laptop.

Vì sao phải bôi keo tản nhiệt?
Về lý thuyết, nếu bề mặt tiếp xúc của CPU và tản nhiệt của quạt hoàn toàn nhẵn, tất cả nhiệt sinh ra sẽ được truyền sang tản nhiệt khi chúng tiếp xúc. Tuy nhiên, trong thực tế, các thành phần này không phải lúc nào cũng được sản xuất trong điều kiện lý tưởng. Giữa hai bề mặt luôn có một khoảng trống để không khí đi qua và không khí là chất dẫn nhiệt rất kém.
Keo tản nhiệt được tạo ra để lấp đầy những khoảng trống đó và dẫn truyền nhiệt từ bộ xử lý đến bộ tản nhiệt. Mặc dù keo tản nhiệt không thể cạnh tranh với kim loại, nhưng khả năng dẫn nhiệt của nó ít nhất là 100 lần so với không khí.
Điều gì xảy ra nếu không bôi keo tản nhiệt laptop
Nếu không có lớp keo này, CPU sẽ chạy liên tục ở nhiệt độ cao, dẫn đến hiệu ứng Throttling (ám chỉ việc CPU buộc phải chạy chậm lại và cuối cùng sẽ tắt khi quá nóng).
Nếu quá trình này được lặp lại vô thời hạn, nó không chỉ làm giảm hiệu suất máy tính mà còn có thể gây ra các vấn đề phần cứng nghiêm trọng hơn với CPU. Một tuýp keo tản nhiệt (vài trăm nghìn trở xuống) chắc chắn sẽ có giá thấp hơn thay thế CPU (từ hàng triệu đến hàng chục triệu).

2 bước tra keo tản nhiệt đúng cách
Lau sạch lớp keo cũ
Đây là bước quan trọng cần thực hiện sau khi vệ sinh máy tính xách tay của bạn. Sau một thời gian, lớp keo cũ sẽ khô lại và bám vào bề mặt vi xử lý và tản nhiệt của quạt. Vì bề mặt không bằng phẳng nên diện tích tiếp xúc sẽ bị giảm nếu bôi keo mới dẫn đến tản nhiệt kém hiệu quả. Bạn thực hiện các thao tác sau:
- Thấm dung dịch axeton hoặc cồn vào một miếng vải mềm.
- Nhẹ nhàng lau sạch lớp keo cũ.
- Để tránh bụi hoặc các khuyết tật không đáng có bám lại sau khi lau, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hai bề mặt này.
- Nếu còn nhiều keo cũ trên các bề mặt tiếp xúc, bạn phải lau nhiều lần cho đến khi sạch hoàn toàn.

Bôi keo tản nhiệt mới
Bạn phải hết sức tỉ mỉ và cẩn thận khi thực hiện bước này. Không phải nhiều keo là xấu mà cái chúng ta cần là một lớp tản nhiệt mỏng và đều trên bề mặt tiếp xúc. Sau khi làm sạch máy tính xách tay:
- Đầu tiên,bạn nhỏ 1 giọt keo vào chính giữa bề mặt của CPU.
- Sau đó, dùng một tấm bìa cứng hoặc nhựa mỏng phết đều keo lên cả bốn mặt.
- Tuyệt đối nên tránh các vật bằng kim loại vì chúng có thể làm xước bề mặt tiếp xúc của CPU.
- Keo tản nhiệt sẽ được bôi lên bề mặt cần thiết theo nhiều cách khác nhau, bao gồm đường thẳng, dấu chấm, đường chéo, hình xoắn ốc và thậm chí bằng ngón tay của bạn.
Một mẹo khác là đặt bộ tản nhiệt lên CPU sau khi bôi keo; trọng lượng của keo tản nhiệt sẽ giúp keo trải đều khắp các mặt. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không che được nếu keo quá ít hoặc tràn nếu keo quá nhiều.

Trên đây là những chia sẻ về cách chọn keo tản nhiệt phù hợp cũng như 2 bước tra keo tản nhiệt cho CPU của máy khi vệ sinh laptop. Hi vọng, với thông tin mà Công ty vệ sinh 24h đã cung cấp sẽ hữu ích và giúp các bạn luôn bảo quản được chiếc laptop trong trạng thái hoạt động hoàn hảo nhất!
>> Xem thêm: