Vệ sinh nhà xưởng là quy trình thiết yếu cần phải diễn ra thường xuyện tại các khu công nghiệp, nhà máy… Mỗi nhà xưởng, kho hàng lại có tính chất khác nhau, môi trường khác nhau. Vậy có phải tất cả các xưởng này đều thực hiện theo đúng một quy trình vệ sinh nhà xưởng ? Hãy cùng tôi khám phá cụ thệ nó sẽ diễn ra như thế nào nhé ?
Quy trình vệ sinh nhà xưởng bạn nên biết
Các nguyên tắc khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng
Nguyên tắc làm sạch
- Làm sạch từ phần cao nhất xuống thấp nhất.
- Làm từ nơi xa nhất đến nơi gần nhất.
- Làm sạch vị trí sạch trước còn chỗ dơ hơn sẽ làm sau.
- Làm sạch triệt để từng khu vực, vị trí
Nguyên tắc sử dụng hóa chất
- Pha hóa chất theo đúng tỷ lệ, đúng loại dựa trên quy định sử dụng sản phẩm.
- Bình chứa hóa chất yêu cầu phải ghi rõ tên loại hóa chất ở thoài thùng chứa.
- Trang bị đầy đủ các loại: quần áo bảo hộ, găng tay, khi pha chế và sử dụng.
- Không được phép sử dụng khi chưa được hưỡng dẫn và được chỉ định.
- Hóa chất phải bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận.
Nguyên tắc khi dùng thiết bị vệ sinh công nghiệp
- Đảm bảo người vận hành máy móc, thiết bị phải có chứng chỉ nghiệp vụ vận hành.
- Máy móc rõ nguồn gốc, xuất xứ, còn thời gian sử dụng.
- Chỉ dùng những loại máy chuyên dùng và được cấp phép sử dụng.
Yêu cầu về nhân lực
- Có đầy đủ bảo hiểm lao động
- Có chứng chỉ làm nghề.
- Trong độ tuổi lao động
- Không mắc các căn bệnh dễ bị ảnh hưởng với hóa chất.
- Khi làm việc công nhân phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
Quy tắc khi tiến hành vệ sinh phải có
- Sắp xếp đồ đạc, gọn gàng và đảm bảo đúng quy trình, quy định.
- Có đầy đủ và lắp đặt biển báo ở các vị trí cần thiết.
- Đảm bảo không ảnh hưởng đến các khu vực không thực hiện vệ sinh.
- Không được làm hư hại máy móc, thiết bị hoặc đồ dùng có sẵn tại công trình thi công.
Các công việc trước khi vệ sinh
Trước khi có thể bắt tay vào thực hiện thi công chúng ta cần phải qua giai đoạn khảo sát. Những công việc khảo sát này bao gồm các bước:
Bước 1: Khảo sát
- Sau khi nhận được các thông tin liên hệ từ khách hàng thì công ty sẽ sắp xếp nguồn nhân lực đến công trình yêu cầu được thị công.
- Bằng nghiệp vụ chuyên môn xác địch các công việc cần làm tại xưởng: Dọn bao nhiêu xưởng, phần trần làm công việc gì, tường sẽ phải làm thế nào, hệ thống chiếu sáng có phải thay thế, đi lại đường dây hay lau dọn không ? Khảo sát sàn nhà có vị dính keo, hóa chất hay dầu mỡ không ? Kiểm tra các loại máy móc, thiết bị cần vệ sinh, khảo sát khu vực xung quanh như sân vườn, nhà bảo vệ, đường đi, nhà để xe… toàn bộ các khu vực cần dọn dẹp.
- Trình bầy sơ ý tưởng với khách hàng để khách hiểu sơ bộ về công việc sẽ thực hiện.
- Hỏi ý kiến về thời gian thi công, các vấn đề được phép hoặc không được làm tại công trình. Nếu là xưởng sản xuất mới có cần học an toàn lao động để được vào thi công hay không…
- Chốt các vấn đề về công việc và các nội dung liên quan với khách hàng.
Bước 2: Lên kế hoạch, soạn thảo hợp đồng
- Sau khi đi khảo sát về thì ta tiến hành xây dựng một bảng kế hoạch thi công bao gồm: Thời gian thực hiện, các công việc cần làm, nguồn nhân lực cho từng công việc, người phụ trách, dụng cụ và thiết bị của từng bộ phận,….
- Gửi bản thảo về kế hoạch cho khách hàng kiểm tra, xem xét và thống nhất các nội dung công việc.
- Lập bảng bảo báo giá sau khi đã thống nhất các nội dung công việc.
- Sau khi khách hàng đã đồng ý với kế hoạch và giá cả thì ta tiến hành soạn thảo hợp đồng dựa trên nội dung công việc, quyền và trách nhiệm các bện, thời gian thực hiện, giá cả…
Bước 3: Ký kết hợp đồng và thanh toán
- Sau khi đã được khách hàng duyệt toàn bộ hợp đồng, kế hoạch thì ta tiến hành ký kết hợp đồng.
- Dựa theo nội dung của của hợp đồng mà khách hàng sẽ thanh toán trước bao nhiêu %. Thông thường sẽ là 30% tổng giá trị hợp đồng..
Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ vệ sinh nhà cửa
Quy trình vệ sinh nhà xưởng
Sau khi đã tiến hành hoàn tất các công việc khảo sát, lên kế hoạch và ký hợp đồng thì đúng ngày ký kết ta sắp xếp nhân lực đến công trình để thi công. Các bước thực hiện sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Phân chia nhân lực, thiết bị
- Ngay khi đến công trình thì người đứng đầu sẽ phải phân chia toàn bộ nhân lực theo từng nhóm, dựa trên bản kế hoạch chi tiết đã lập sẵn. Bên cạnh chia nguồn lực ta còn phân chia dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ…
- Tất cả bắt buộc phải mặc đồ bảo hộ lao động theo đúng như yêu cầu bào gồm giày lao động, áo phản quang dài tay, mũ bảo hộ, nếu phải tiếp xúc với chất hóa học có thể phải mặc thêm áo bảo hộ lao động chuyên dụng.
Bước 2: Tiến hành thực hiện dọn dẹp sơ bộ
- Sau khi được chia thành từng nhóm, bộ phận thì mỗi tổ đội phải dọn dẹp sơ bộ khu vực mình thực hiện. Nếu cần thiết có thể di dời các loại thiết bị, máy móc, đồ dùng trong xưởng nếu làm ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh.
- Bao bọc máy móc, thiết bị tránh hóa chất, nước làm hư hại.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh các công việc chính.
- Dựa trên quy tắc vệ sinh nêu ở phần đầu ta dựa vào đó bắt đầu thực hiện vệ sinh nhà xưởng. Như đã quy định thì ta sẽ ưu tiên làm từ cao xuống thấp và từ trong ra ngoài.
Bước 3.1: Công việc vệ sinh trần nhà xưởng
- Độ cao trung bình của trần nhà xưởng thông thường sẽ rơi từ khoảng 8 cho đến 12m, tính từ mặt sàn cho đến phần nóc trần nhà.
- Khi khảo sát chúng ta đã xác định nhà xưởng sẽ có các hệ thống như: mái, thanh giằng, khung nâng, đường ống, hệ thống điện, đèn… Chúng ta cần phải dùng các loại dụng cụ như chổi, thang thậm chí xe nâng người chuyên dùng để lau dọn đảm bảo sạch sẽ mọi ngóc ngách của trần.
- Nếu không có các thiết bị nâng hạ ta có thể dung một số loại thang, thiết bị leo trèo chuyên dụng, giàn giáo để thực hiện, nhưng dùng xe nâng người vẫn là ưu tiên đầu tiên vì điều này đảm bảo an toàn cho nhân công.
- Sau khi đội thi công trần thực hiện xong một khu vực nhỏ thì những đội khác vào làm như tường, sàn. Còn đội lau dọn máy móc, nhà kho hoặc những nơi khác không liên quan vẫn thực hiện bình thường. Còn bộ phận lau trần cứ thế tiếp tục dọn dẹp tiếp cho đến lúc xong
Bước 3.2: Vệ sinh vách tường, cửa nhà xưởng
- Khi bộ đội làm trần xong một khu thì bộ phận vách sẽ tiến hành lau dọn nơi này. Nếu gặp một số chất bẩn không thể tẩy rửa bằng nước thì ta có thể dùng các loại hóa chất chuyên dùng được pha sẵn để lau.
- Bên cạnh lau dọn vách ta cũng cần xử lý cả các cánh cửa chính, cửa sổ, cửa cuốn… dựa theo vật liệu mà ta dùng loại hóa chất xử lý cho phù hợp.
- Công việc sẽ diễn ra liên tục và nối tiếp đội làm trần để đảm bảo làm phần nào hoàn thiện phần đó và ta sẽ không quay trở lại để thực hiện thêm lần nào nữa.
- Một số thiết bị có thể dùng đến như: máy thổi, chổi quét, khăn lau….tùy nội dung công việc mà ta lựa chọn cho phù hợp
Bước 3.3: Vệ sinh máy móc và hệ thống chiếu sáng
- Bên cạnh việc đội tường và trần nhà lau dọn thì bộ phần xử lý máy móc cũng cần phải thực hiện ngay từ đầu. Ưu tiên những vị trí trần đã làm xong hoặc nơi mà trần chưa làm tới. Có thể khu vực trần chưa làm sẽ rơi bụi nhưng điều này ta có thể xử lý bằng các loại máy thổi để đảm bảo tiến độ công việc hoàn thiện một cách nhanh nhất.
- Đội này bên cạnh lau chùi máy móc còn phải kiểm tra hệ thống đường điện, bóng đèn có hư hỏng không ? Nếu có thì ta tiến hành thay thế và lau chùi những nơi bị bẩn. Có thể đi lại đường dây nếu điều này nằm trong khả năng xử lý.
Bước 3.4: Vệ sinh sàn nhà xưởng
- Đây được xem là công việc cuối cùng vì chỉ khi các công việc khác xong ta mới có thể thực hiện được để đảm bảo không bị vấy bẩn lại những nơi đã thực hiện.
- Dùng các loại máy đánh chà sàn, thuốc tẩy sàn chuyên dùng để đảm bảo sàn sạch, sáng và không còn bất cứ một loại hóa chất, bụi bẩn, keo dính hay dầu mở còn bám trên sàn.
- Sàn chúng ta sẽ phải xử lý từ 2 đến 4 lần để đảm bảo sạch nhất có thể: Lần 1 ta có thể lau dọn qua bằng nước, lần 2 thì ta xử lý bằng máy móc, lần 3 dùng hóa chất và lần 4 lau dọn lại lần cuối bằng nước.
- Sau khi đã xử lý xong phần sàn sẽ dùng các loại máy thổi khô để làm cho sàn và các loại thiết bị khô ráo nhanh nhất.
- Sàn khô thì ta sẽ đưa các loại thiết bị, máy móc về đúng với hiện trạng ban đầu.
Bước 3.5: Vệ sinh xung quanh khu vực nhà xưởng
- Sau khi dọn dẹp xong nhà xưởng thì ta đóng xưởng và làm vệ sinh xung quang như lau dọn phần bên ngoài xưởng, nhà kho hoặc khu vực bảo vệ, nhà gửi xe…. dọn dẹp tất cả các nơi mà trong hợp động có nêu.
- Đối với những khu vực kiểu như xưởng thì ta cũng áp dụng théo các bước trên để thực hiện.
Bước 4: Tiến hành bàn giao
- Sau khi hoàn tất công việc ta sẽ tiến hành bàn giao lại toàn bộ nhà xưởng. Đề nghị khách hàng kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ký kết vào giấy xác nhận bàn giao công trình.
- Nếu khách hàng kiểm tra phát hiện lỗi thì ngay lập tức cử nhân lực xử lý lại nơi mà khách hàng yêu cầu.
Sau khi thực hiện xong quy trình vệ sinh nhà xưởng
- Sau khi bàn giao xong thì khách hàng cần phải thanh toán toàn bộ chi phí vệ sinh.
- Nếu trong hợp đồng có phần vệ sinh xưởng theo định kỳ thì theo lịch lần sau lại tiếp tục thực hiện các công việc như trên.
Giới thiệu một số dụng cụ và thiết bị vệ sinh
Thiết bị máy móc vệ sinh công nghiệp
- Máy chà sàn ( máy đơn, liên hợp và máy đánh bóng )
- Máy hút bụi công nghiệp
- Máy phun, thổi áp lực.
- Máy thổi khô sàn
- Dụng cu đu dây, giàn dáo, thang…
- Cây lau, xe vắt nước
Dụng cụ hỗ trợ vệ sinh
- Bàn chải
- Xô nước
- Cây gạt, lau kính
- Pad chà
- Thang
- Cây lau sàn nhà
- Khăn lau
- Cây gạt nước, bình xịt…
- Mop lau sàn…
Kết luận:
Vậy là tôi đã giới thiệu đến các bạn về quy trình vệ sinh nhà xưởng cụ thể để mọi người có thể dễ dàng hình dung. Hi vọng rằng bài viết này không chỉ giúp khách hàng mà các đơn vị làm vệ sinh khác có thể dựa vào để tạo ra một quy trình làm vệ sinh chuyên nghiệp hơn.
Tôi có chia sẻ một bài viết liên quan đến các loại hóa chất chuyên dùng để xử lý các loại vết bẩn bạn có thể tìm hiểu thêm.
Một số bài viết liên quan: